Như vậy là Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã công bố toàn bộ 9 cái tên là chủ nhân của giải thưởng Nobel trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Gây bất ngờ nhất trong danh sách này phải kể đến Han Kang- nữ nhà văn Hàn Quốc nổi tiếng với các tác phẩm The Vegetarian, Human Acts hay The White Book. Bà đồng thời là nữ nhà văn châu Á đầu tiên nhận giải Nobel Văn chương.
Bên cạnh chiến thắng đầy bất ngờ của Han Kang trong lĩnh vực Văn học, có điều gì đáng chú ý trong 5 lĩnh vực còn lại ở Nobel năm nay? Xin được bật mí trước, 5 người chiến thắng giải Nobel Vật lý và Hóa học đều nhờ các công trình nghiên cứu liên quan đến… trí tuệ nhân tạo.
Như vậy là Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển đã công bố toàn bộ 9 cái tên là chủ nhân của giải thưởng Nobel trong lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học, Hòa bình và Kinh tế. Gây bất ngờ nhất trong danh sách này phải kể đến Han Kang- nữ nhà văn Hàn Quốc nổi tiếng với các tác phẩm The Vegetarian, Human Acts hay The White Book. Bà đồng thời là nữ nhà văn châu Á đầu tiên nhận giải Nobel Văn chương.
Bên cạnh chiến thắng đầy bất ngờ của Han Kang trong lĩnh vực Văn học, có điều gì đáng chú ý trong 5 lĩnh vực còn lại ở Nobel năm nay? Xin được bật mí trước, 5 người chiến thắng giải Nobel Vật lý và Hóa học đều nhờ các công trình nghiên cứu liên quan đến… trí tuệ nhân tạo.
Giải Nobel Vật lý: John J. Hopfield và Geoffrey E. Hinton
Geoffrey E. Hinton, người được mệnh danh là “cha đẻ của AI” cùng cộng sự là John J. Hopfield đã đoạt giải Nobel Vật lý năm 2024 nhờ công trình nghiên cứu đặt nền móng cho công nghệ AI hiện đại. Công trình này được họ tiến hành từ những năm 80, dựa trên các khái niệm vật lý để phát triển một mạng neuron nhân tạo - “thủy tổ” dẫn đến sự phát triển của AI ngày nay.
Bản thân Hinton rất bất ngờ khi biết mình trúng giải. Nhiều người xem trực tuyến tại kênh YouTube của Viện Hàn lâm Thụy Điển cũng để lại bình luận thắc mắc rằng, vì sao giải Nobel Vật lý lại được trao cho một nhà khoa học máy tính. Tuy nhiên với cộng đồng nghiên cứu khoa học, điều này không có gì quá bất ngờ.
Theo Elena Simperl, giáo sư khoa Công nghệ thông tin tại King’s College London (Anh), AI đóng vai trò lớn trong công cuộc biến đổi phương pháp nghiên cứu khoa học, và đây là điều không thể xem thường. “Giải Nobel ghi nhận điều này, đồng thời công nhận vai trò của những phương pháp liên ngành trong ngành máy tính cao cấp”, bà Elena nhấn mạnh.
Giải Nobel Hóa học: David Baker, Demis Hassabis và John M. Jumper
Có thể nói, trí tuệ nhân tạo thực sự “xâm chiếm” giải Nobel năm nay. Bởi ngoài hạng mục Vật lý, có tới 3 cái tên được xướng lên trong hạng mục Hóa học, và cả 3 cùng được giải nhờ công trình liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Nhà hóa học Mỹ David Baker thắng giải nhờ công trình nghiên cứu, phát triển một công cụ dự đoán protein do AI điều khiển tên RoseTTAFold. Trong khi đó, Demis Hassabis và John M. Jumper đã phát triển thành công một hệ thống AI giải quyết được bài toán dự đoán cấu trúc protein làm đau đầu giới khoa học suốt 50 năm nay. Hassabis và Jumper đều là thành viên của DeepMind, công ty con của Google chuyên nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.
Câu hỏi đặt ra là, liệu AI có thực sự liên quan đến hóa học hay không? Trang tin Euro News nhận định, theo các tiêu chí trao giải của Nobel thì hoàn toàn có liên quan. Bởi trường hợp này nó là hóa học tính toán, sử dụng mô phỏng máy tính (computer simulation) để giải quyết các vấn đề hóa học phức tạp.
Giáo sư hóa học Andy Cooper đến từ Đại học Liverpool (Anh) cũng nhận định, việc sử dụng AI để dự đoán cấu trúc protein là một bước tiến lớn trong lĩnh vực sinh học, y học và hơn thế nữa. “AI cũng sẽ tác động đến các khía cạnh khác của hóa học, nhưng sẽ đặc biệt ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu protein”, giáo sư Cooper chia sẻ.
Nguồn: Vietcetera